Kiến thức xe máy – xevn.info – Blog ôtô – xe máy – xe đạp – các loại xe http://xevn.info Blog of Motorcycles - Cars - Bicycles... Tue, 12 Apr 2016 01:50:41 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.3.12 Custom Motorcycle http://xevn.info/custom-motorcycle/ Tue, 12 Apr 2016 01:50:41 +0000 http://xevn.info/?p=2722 Thuật ngữ “custom motorcycle” (hiểu nôm na là xe máy tùy biến, xe máy độ) là một thuật ngữ ám chỉ đến một chiếc xe máy với những thay đổi cấu trúc và / hoặc phong cách từ một cỗ máy tiêu chuẩn sản xuất hàng loạt.Những chiếc xe máy độ có thể là duy nhất, hoặc được xây dựng với số lượng hạn chế.

Trong khi những người đam mê xe máy cá nhân đã làm thay đổi bề ngoài của những cỗ máy của họ từ những ngày sơ khai của xe máy, những chiếc xe máy cá nhân đầu tiên đặc trưng được dán nhãn “Custom”  xuất hiện vào những năm cuối 1950, cũng trong khoảng thời gian này thuật ngữ này được áp dụng cho những chiếc xe hơi.Trong những năm 1960, các nghệ nhân tùy biến như Arlen Ness và Ben Hardy, đã tạo ra những phong cách mới cho những chiếc xe tùy biến – chopper.Trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, nhiều chiếc xe độ cực mắc được xây dựng bởi Orange County Choppers, Jesse James’s West Coast Choppers, Roger Goldammer đã trở thành những biểu tượng thời thượng.Ngoài ra, cũng có các công ty mang trở lại kiểu pin-striping (đường nét mảnh của sơn hay chất liệu) như Kenny Howard (được biết đến là Von Dutch) và Dean Jeffries từ những năm 1950, với một nỗ lực không biết mệt mỏi để cho pin-striping tồn tại.Những chiếc chopper của những năm 1960 và những năm 1970 phù hợp với thể loại này.

Một số nhà sản xuất xe máy như Harley-Davidson và Honda, đính kèm theo từ “custom” như một phần trong một tên model.Phân khúc nhà máy tùy biến đã trở nên phổ biến và dễ thấy nhất trong ngành công nghiệp tùy biến trong những năm gần đây.Chiếc xe máy độ bởi nhà máy đầu tiên là chiếc Harley-Davidson Super Glide 1971, được thiết kế bởi Willie G. Davidson phỏng theo giới độ xe trong thời điểm đó, kết hợp chạng ba của chiếc Sportster với khung sườn và động cơ của Electra Glide, từ đó sáng lập ra một phong cách phỏng theo(bắt chước) bởi nhiều nhà sản xuất khác kể từ đó.

Những nhà chế tạo số lượng cao hơn như American IronHorse, Bourget, Big Dog và BMC xây dựng những chiếc xe máy tùy biến phù hợp với những yêu cầu an toàn cơ bản theo quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải Hoa Kỳ.Những chiếc xe độ từ nhà máy cho phép người mua lựa chọn nhiều tùy chọn như phong cách sơn, kích cỡ động cơ, phụ kiện trong khi vẫn có độ tin cậy, sự hỗ trợ, bảo hành và những lựa chọn tài chính thường được kết hợp với các nhà sản xuất lớn.Những chiếc xe độ từ nhà máy thường không đem lại hết những cá nhân hóa hết mức như những bản độ được thực hiện tại nhà hay nhưng bản độ được chế tạo đặc biệt dành riêng, nhưng chúng cũng đủ để chia sẻ sự hấp dẫn đến từ một chiếc xe máy độ và nhiều lợi ích của một chiếc xe nhà máy sản xuất.

Các loại phong cách xe máy độ, tùy biến như : Bobber, Café racer, Chopper, Cutdown, Ratbike, Scrambler, Streetfighter, Tribsa, Triton…

Một chiếc Yamaha được tùy biến với một bình chứa Nitơ Oxit

 

Một chiếc xe máy tùy biến ở đường phố nước Anh

 

Honda CB550 model 1977 mang phong cách cafe racer được xây dựng bởi Lossa Engineering

sưu tầm | nguồn & photo Wikipedia

]]>
Rat bike http://xevn.info/rat-bike/ Sun, 27 Mar 2016 09:26:38 +0000 http://xevn.info/?p=2695 Thuật ngữ “ratbike” ám chỉ đến những chiếc xe máy bị hư hại theo thời gian nhưng vẫn được giữ lại trên đường và được duy trì với chi phí thấp hoặc không tốn chi phí bằng cách sử dụng các giải pháp vá lỗi tạm bợ.”Những chiếc xe còn sống sót” lại trông giống nhau nhưng khác nhau về mục đích từ những chiếc “ratbike”, chúng được chỉnh sửa lại cho những mục đích phong cách nghệ thuật.

Khái niệm của việc giữ một chiếc xe máy trong tình trạng hoạt động tối thiểu nhất mà không suy xét bề ngoài có lẽ được đặc trưng bởi chủ sở hữu chiếc xe máy từ những ngày đầu tiên.Bản chất của một chiếc “ratbike” là giữ cho chiếc xe chạy trên đường cho thời gian tối đa trong khi đó là chi tiêu chi phí cho nó ít nhất có thể.Điều này kêu gọi sự thích nghi của các phụ tùng không được thiết kế để vừa vặn với model của chiếc xe.

Nguồn gốc của thuật ngữ “ratbike” là không rõ ràng, có thể là do những tạp chí xe máy hoặc những người hồi tưỡng quá khứ áp đặt cho.Hầu hết những chiếc “ratbike” đều được sơn đen mờ, tuy nhiên thì đây không phải là một điều kiện tất yếu để nó trở thành một “ratbike”.

”Những chiếc xe còn sống sót” : là những chiếc xe có thể xuất hiện như những chiếc “ratbike”, nhưng không hoàn toàn đúng.Chúng bị ảnh hưởng bởi series phim “Mad Max”.Thuật ngữ này có nguồn gốc từ tạp chí xe máy Anh, đặc biệt là “Back Street Heroes” và “AWoL” cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 mà bây giờ không còn nữa.

Những chiếc Ratbike tại một lễ hội “Rat and Survival Bike” ở Anh năm 2005

 

Một chiếc xe sống sót (survival bike) với hệ thống xả đầy chất nghệ thuật

 

Một kỹ thuật điển hình của các Ratbike, hệ thống xả nối với ống giảm thanh kiểu tạm bợ thay vì sử dụng thiết bị hàn

sưu tầm | nguồn & photo Wikipedia

]]>
Streetfighter http://xevn.info/streetfighter/ Thu, 10 Mar 2016 23:15:24 +0000 http://xevn.info/?p=2628 Thuật ngữ “streetfighter” ám chỉ đến một chiếc xe máy thể thao được tùy biến bằng cách loại bỏ bộ áo chụp, và thực hiện một số những thay đổi khác dẫn đến kết quả tổng thể là chiếc xe trông ngầu hơn.Ngoài động thái đơn giản là loại bỏ bộ áo chụp, thì những thay đổi cụ thể minh họa cho hình dáng “streetfighter” là cặp đèn pha tròn, lớn, tay lái nâng cao như những chiếc motocross, bộ giảm thanh trọng lượng nhẹ, ngắn và âm thanh lớn.

Những nhà độ xe sử dụng những chiếc xe thể thao có tuổi đời làm nền tảng để xây dựng “streetfighter”, thường tùy biến lại khung sườn với mục đích là để khắc phục những điểm yếu của khung sườn những chiếc xe thể thao 4 xi lanh những năm 1970 và 1980.Thuật ngữ “streetfighter” được phổ biến bởi các rider Châu Âu và sau đó nó được phổ biến trên toàn thế giới.

Vào những năm 1990, những nhà sản xuất xe máy đã nắm bắt xu thế và bắt đầu tiếp cận thuật ngữ “streetfighter” này vào sản phẩm của họ và đã sản xuất ra những chiếc xe mang phong cách “streetfighter”.Bắt đầu với Triumph Speed Triple model 1994 và Honda X11 model 1999 cho đến Ducati Streetfighter model 2009.

Mặc dù nó có nguồn gốc phong cách từ văn hóa café racer những năm 1950 và 1960, “streetfighter” lại được truyền cảm hứng từ những chiếc xe máy của Nhật Bản cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, có thể là từ những rider trẻ tuổi ở Anh – những người không không đủ khả năng tài chính để thay thế bộ áo chụp bị hư hại sau nhiều lần hư hại.Sau đó, nhiều bộ phận khác được bổ sung vào cho phù hợp chẳng hạn như đèn pha, tay lái cao…

Mẫu thiết kế “streetfighter” lần đầu được nhìn thấy nó xuất hiện trên tạp chí “Bike” vào năm 1983 khi nhà biên tập đặt hàng Andy Sparrow để phác họa truyện tranh hài thay thế Ogri.Nó được đặt tên “Bloodrunners” và được trang bị cho các rider chuyển hàng khẩn cấp, chuyển máu và nội tạng người sống cho các hoạt động cấy ghép bằng những chiếc xe máy to lớn của Nhật Bản có động cơ 4 xi lanh thẳng hàng cùng với các turbo tăng áp và không có những bộ phận phụ tùng dư thừa.Bộ áo chụp, gương chiếu hậu, yên ngồi sau và các gác chân sau, tất cả đều được loại bỏ để làm nhẹ chiếc xe và cải thiện khả năng xử lý.Cùng với đó là các chi tiết như các ống xả đặt phía dưới yên ngồi, đèn pha kép và bộ lốp thể thao lớn…

Nam diễn viên Huggy Leaver được ghi nhận như một người truyền cảm hứng cho những những chiếc xe máy được tùy biến theo phong cách này và đã có một sự gia tăng đáng kể số lượng những chiếc xe mang phong cách “streetfighter” ở London vào cuối những năm 1980.Thuật ngữ “streetfighter” lần đầu tiên được áp dụng cho một chiếc xe máy đường phố bởi một phóng viên ảnh người Anh và nhà độ xe đã sử dụng Harley-Davidson để tùy biến thành những chiếc xe máy thể thao, sau đó mở rộng ra những chiếc xe máy Nhật Bản với động cơ 4 xi lanh để tạo ra “streetfighter” tại thời điểm đó.

sưu tầm | nguồn & photo Wikipedia

]]>
Bobber http://xevn.info/bobber/ Wed, 02 Mar 2016 02:11:40 +0000 http://xevn.info/?p=2562 Thuật ngữ “bobber”, ban đầu được gọi là “bob-job” từ những năm 1930 cho đến những năm 1990, là một phong cách tùy biến (độ) xe máy.Cấu trúc tiêu biểu bao gồm tháo bỏ những phần thân xe dư thừa ra khỏi chiếc xe máy, loại bỏ dè chắn bùn phía trước, cắt ngắn dè chắn bùn phía sau mà nó được gọi là “bobbed” (“cắt cụt”) như “bob-tail” (“cắt cụt đuôi”), và tất cả những bộ phận thừa không cần thiết được loại bỏ để giảm trọng lượng của chiếc xe.

“bob-job” đã tiến hóa từ một loại trước đó từ giới độ xe máy của Mỹ, đó là “cut-down” (“rút gọn”) đã từng xuất hiện vào những năm cuối 1920 dựa trên nền tảng của series Harley-Davidson “J” V-Twin.”cut-down” được tạo ra để hiện đại hóa diện mạo và cải thiện hiệu suất của series Harley-Davidson “J” già cỗi.Bằng cách loại bỏ dè chắn bùn phía trước, cắt ngắn phía sau, và loại bỏ tất cả những bộ phận dư thừa không cần đến, chiếc xe máy được giảm trọng lượng, nhẹ đi đáng kể.”cut-down” cũng đặc trưng bởi một khung sườn được chỉnh sửa, trong đó ống yên ngồi được hạ thấp bớt và chiều dài cơ sở được rút ngắn lại, và kết quả là một cỗ máy thấp hơn và ngắn hơn, với một thanh chéo bao quát giữa từ đầu lái và trục sau.

Năm 1933, AMA đã giới thiệu giải đua “Class C”, trong đó quy định chỉ những xe máy đua được xếp vào mục lục mới được phép sử dụng trong cuộc thi đã được phê chuẩn, với những điểm đạt được sẽ hướng tới National Championship.Những chiếc xe đua “Class C” như Indian Daytona Scout, Harley-Davidson WLDR và WR là nguồn cảm hứng của “bob-job”, những chiếc xe đua này được lột trần trụi không có dè chắn bùn phía trước, phía sau được rút gọn và không có trọng lượng dư thừa.Những chiếc xe chạy trên đường đã sao chép trực tiếp từ dáng vẻ của những chiếc xe đua để có hiệu suất tốt hơn và trông phong cách hơn.Những chiếc “bob-job” đầu tiên đã xuất hiện vào những năm giữa 1930 và có xu hướng phản ánh nguồn gốc cạnh tranh ảm đạm của chúng, với tông màu sơn đơn giản và không có những bộ phận crom cũng như trang trí.

Ngay sau Thế Chiến Thứ II, những chiếc “bob-job” cùng với những chiếc “hot rod” là đối tượng thay đổi trang trí tăng lên ngày càng nhiều, bao gồm mạ crom, sơn trang trí lớp kim loại, dãi sọc và bọc màu.Chẳng hạn như năm 1946, Kenneth Howard (“Von Dutch”) đã chỉnh sửa chiếc Indian Scout của ông theo phong cách “bob-job” với tông màu hoang dã, một bình chứa nhiên liệu nhỏ hơn, tay lái nâng cao, và các ống xả được tinh chỉnh nâng lên tại phía sau.Những sự chỉnh sửa như vậy đã trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc “bob-job” và trở nên phổ biến cho dù là những chiếc xe trình diễn (show bike) hay những chiếc xe chạy trên đường thông thường.”bob-job” tiến hóa xuyên suốt từ những năm 1950 và 1960 theo nhiều hướng khác nhau, một số hoàn toàn cho chiếc xe máy phổ biến và vòng đua trình diễn “hot rod”, một số có một phong cách “club bike” đặc thù, một số phán ánh thực hành drag-racing, và một số thì tiếp tục lấy cảm hứng từ “Class C” ban đầu.

Những chiếc “bob-job” phản ánh lại thị hiếu thẩm mỹ của những người chủ sở hữu, và được xây dựng tại gara của chủ sở hữu hoặc tại gara các nhà độ xe.Không có bất kỳ “bob-job” thương mại nào được sản xuất để đi trên đường cho đến cuối những năm 1990.Phong cách này cũng đã tác động đến những nhà chế tạo xe máy như Harley-Davidson, Honda và cuối cùng nó được hướng theo sản xuất thương mại.

Những năm cuối 1990, thuật ngữ “bob-job” được rút ngắn theo cách nói phổ biến và nó trở thành “bobber”, và phong cách này đã cho thấy một sự hồi sinh phổ biến trong giới độ xe máy.”bobber” tiếp tục được ưa chuộng ở thời nay, mặc dù những phong cách lai tạp đã nổi lên, chẳng hạn như “bobber chopper” hay “retro-bobber”.Những “bobber” là minh họa cho sự tiến hóa liên tục của phong cách và sự phổ biến lâu dài của nó.

Một chiếc “BSA M20” được độ theo phong cách bobber

 

Harley-Davidson theo phong cách bobber

sưu tầm | nguồn & photo Wikipedia

]]>
Café racer http://xevn.info/cafe-racer/ Sun, 28 Feb 2016 09:32:27 +0000 http://xevn.info/?p=2552 Thuật ngữ “café racer” ám chỉ đến một chiếc xe máy có trọng lượng nhẹ và động cơ có sức mạnh vừa phải được tối ưu để sinh ra tốc độ và xử lý tốt hơn là để thoải mái – và đương nhiên là để có thể chạy nhanh nhất trên những đoạn đường ngắn.Với bố trí thân xe và xử lý gợi nhớ lại những chiếc xe đua Grand Prix vào những năm đầu 1960.Những chiếc xe mang phong cách café racer nổi tiếng với hình hài tối giản, với tay lái hạ thấp, đuôi yên nhô lên, bình chứa nhiên liệu thon dài và lõm vào ngay phần cuối để đầu gối kẹp vào.

Thuật ngữ “café racer” được phát triển bởi những người đam mê xe máy ở nước Anh từ những năm đầu 1960, cụ thể là văn hóa nhóm Rocker hay “Ton-Up Boys”, nơi những chiếc xe được sử dụng để chạy nhanh trên đoạn đường ngắn giữa các quán café.

Vào năm 2005, nhà báo xe máy Peter Egan đã đề xuất nguồn gốc thuật ngữ xuất phát những năm 1960.Năm 1973, nhà văn tự do người Mỹ Wallace Wyss đã viết cho tạp chí Popular Mechanics rằng thuật ngữ café racer khởi nguồn được sử dụng với mục đích chế nhạo ở Châu Âu để mô tả “một người đi xe máy mà đã từng tham gia ở giải đua xe Isle of Man” và trong thực tế là “một người sở hữu cỗ máy đua nhưng chỉ đậu ngay gần bàn của anh ta tại một quán café địa phương”.Vào năm 2014, nhà báo Ben Stewart đã mô tả thuật ngữ café racer là “phong cách được làm phổ biến khi những đứa trẻ Châu Âu lột những chiếc xe dung tích nhỏ của chúng xuống để chạy nhanh từ quán café này đến quán café khác”

Ngoài trọng lượng nhẹ, động cơ có sức mạnh vừa phải, và hình hài tối giản, những chiếc mang phong cách café racer thường có những tính năng thiết kế độc đáo.

Tay lái thấp và hẹp – được biết đến như những clip-on (2 tay lái riêng biệt được bắt ốc trực tiếp vào mỗi ống chạng ba), tay lái clubman hay ace (mỗi thanh tay lái được gắn vào điểm gắn tiêu chuẩn nhưng thả xuống và đẩy về phía trước) – cho phép người cầm lái gập người xuống để làm giảm lượng cản của gió và cải thiện kiểm soát.Cùng với yên được định vị phía sau, tư thế thường đòi hỏi phải có bộ sau – bộ gác chân và điều khiển chân giống như những chiếc xe máy đua thời kỳ đó.Bộ áo chụp phong cách đua đặc trưng một nửa hoặc đầy đủ đôi khi được gắn vào chạng ba hoặc khung sườn.

Những chiếc xe được trang bị một phong cách tối giản, động cơ được tinh chỉnh để cho ra tốc độ tối đa và xử lý nhẹ nhàng trên đường.Một ví dụ nổi tiếng của café racer là “Trion” – đây là sự kết hợp giữa khun sườn xử lý tốt Featherbed của Norton và động cơ xe đua Triumph Bonneville.Những người ít tiền có thể lựa chọn một mẫu khác là “Tribsa” – sự kết hợp của động cơ Triumph với khung sườn của BSA.Cũng có các sự kết hợp khác như là “Norvin” – động cơ V-Twin của Vincent trong khung sườn Featherbed và những khung sườn đua bởi Rickman hoặc Seeley cũng được thừa nhận để sử dụng trên đường.

Phong cách café racer đã tiến hóa xuyên qua nhiều thời đại bởi sự nổi tiếng của chúng.Vào giữa những năm 1970 , những chiếc xe máy Nhật Bản đã vượt mặt những chiếc xe máy của Anh trên thị trường, và hình hài của những chiếc xe đua Grand Prix thực sự đã thay đổi.Những bình chứa nhiên liệu xe đua bằng nhôm thường không sơn được làm thủ công của những năm 1960 đã tiến hóa sang những bình chứa nhiên liệu bằng sợi thủy tinh hình vuông, hẹp.Ngày càng nhiều những động cơ của Kawasaki 2 thì 3 xi lanh, Kawasaki Z1 4 thì 4 xi lanh, Honda đa 4 xi lanh được sử dụng làm nền tảng để xây dựng café racer.Năm 1977, một số nhà sản xuất đã đưa ra công bố về sự bùng nổ của café racer và sản xuất những chiếc xe máy mang phong cách café racer, và được đón nhận tốt như Moto Guzzi Le Mans và mẫu không phổ biến nhưng cũng không thể nào quên là Harley-Davidson XLCR.Vào những năm cuối 1980 thì có Honda GB500 “Tourist Trophy” mô phỏng theo những chiếc café racer của Anh vào những năm 1960, tuy nhiên doanh số bán ra lại cực kỳ thất vọng.

Vào giữa những năm 1970, những tay chơi xe tiếp tinh chỉnh những chiếc xe máy sản xuất tiêu chuẩn sang café racer bằng cách đơn giản là trang bị tay lái clubman và một áo chụp xung quanh đèn pha.Một số nhà sản xuất ở Châu Âu, bao gồm Benelli, BMW, Bultaco và Derbi đã sản xuất ra những biến thể café racer từ những chiếc xe máy tiêu chuẩn của họ theo cách này, mà không có bất kỳ sự chỉnh sửa nào làm cho chúng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn, một xu hướng tiếp tục cho đến ngày nay.

Rocker là nhóm phản văn hóa “rock and roll” trẻ tuổi và nổi loạn – những người muốn có cho mình một chiếc xe chạy nhanh, cá nhân hóa và độc đáo để di chuyển giữa những quán café dọc theo những đường cao tốc huyết mạch mới được xây dựng trong và xung quanh những thị trấn, thành phố của Anh.Một Biker huyền thoại có một mục tiêu nhắm đến là có thể chạy lên đến 100mph (khoảng 160km/h) – được gọi đơn giản là “Ton” – dọc theo lộ trình nơi người cầm lái rời quán café, đua tới một điểm được định trước và quay trở lại quán café đó trước khi một bài hát chơi hết trên máy hát tự động – được gọi là kỷ lục đua (record-racing).Tuy nhiên, Mike Seate lại cho rằng kỷ lục đua chỉ là một truyền thuyết, câu chuyện có nguồn gốc từ một tập phim BBC Dixon của chương trình tivi Dock Green.Những tay chơi café racer được nhớ đến là những người đặc biệt thích nhạc rock và hình ảnh của họ vẫn được gắn vào trong văn hóa rock ngày nay.

Văn hóa nhóm tiếp tục tiến hóa với những café racer hiện đại lấy những yếu tố phong cách của American Greaser, British Rocker và người chạy xe máy hiện đại để tạo ra phong cách toàn cầu cho riêng họ. Theo xu hướng tìm kiếm được Google Trends tổng hợp cho thấy, số lượng người tìm kiếm liên quan đến thuật ngữ café racer đã tăng gấp 3 so với tổng số tìm kiếm khác của Google.

Nhóm Rocker những năm 1960 dưới mái che bên ngoài quán Busy Bee Cafe ở Watford, Anh.

 

Suzuki S40 được tùy biến sang phong cách cafe racer.

 

Triton : Động cơ Triumph kết hợp với khung sườn Featherbed của Norton.

 

Chiếc xe đua AJS 7R 350cc model 1962 được trưng bày tại Bảo Tàng Gruber, Weiler im Allgäu, Bavaria, Đức.

 

Honda CB400 Four cafe racer.

 

BSA Goldstar 500 cafe racer.

 

Harley-Davidson XLCR model 1977.

sưu tầm | nguồn & photo Wikipedia

]]>